Thức tỉnh nhân tâm chúng sinh trần tục
Tam độc của cõi trần có tham, sân, si. Chúng sinh muốn mưu cầu hạnh phúc phải tự giải thoát bản thân khỏi vòng tam độc mà cốt nhất chính là tĩnh tâm.
Sáng 18/05, tại buổi thuyết giảng và ban đạo từ, Đức Đại Lão hoà thượng đại sư Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche thuyết rằng: “Con người chúng ta ai ai cũng đi tìm hạnh phúc nhưng không hề biết rằng hạnh phúc ở ngay cạnh chúng ta ở những điều bình dị nhất, ở những hành động hiện thân của lòng từ lòng bi xây lòng bác ái xây tâm tích thiện của chính chúng ta”
Thế nào là tĩnh tâm?
Tĩnh tâm không đơn thuần là ngồi thiền mà cốt lõi nằm ở bản thân, lòng tự tại an nhiên gột sạch tam độc Tham Sân Si.
Ngồi yên mà tâm không vững vẫn vướng bận âu lo, khói bụi cõi thì tâm vẫn động. Mỉm cười tư nhiên vượt qua mọi hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục ở đời là tâm đã tĩnh, tu vi đã vượt.
Làm thế nào để tu tâm?
Bản thân tu tâm là để tâm hướng Phât, để được soi đường chỉ lối tìm ra con đường đi tìm hạnh phúc đích thực. Chúng sinh gặp khó khăn trong công việc, xung đột trong cuộc sống không tìm được sự giải thoát trong cõi tâm chính là bi cực.
Thoát khỏi bi cực phải tu tâm, tích thiện, gieo mầm tình yêu thương bằng những hành động nhỏ nhất.
Học cách tu tâm!
Thuyết Phật răn con người tu tâm không nhất thiết phải đi tìm khổ hạnh, ràng buộc bản thân vào những triết lý cao siêu mà trước nhất hãy biết yêu thương những mảnh đời bất hạnh: “chăm sóc bệnh nhân, giúp đỡ người nghèo khó, an ủi động viên khi ai đó quanh ta gặp khó khăn, thức tỉnh thiện nhân…”.; hãy biết giang tay trước vạn sự hữu hình: “trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, đối xử với vạn vật xung quanh bằng lòng biết ơn và sự vị tha…”
Bậc thượng sư cũng giảng rằng “muôn sự tại nhân”, nhân muốn an thì lòng phải tĩnh.
Vì :
Nói lời yêu thương gieo mầm quả ngọt
Buông lời thô bỉ nhận trái đắng cay
Tinh hoa cốt nhất của tĩnh tâm chính là như vậy...